J88 Km 88k: Trang Chủ

Thứ sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2024
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 24/04/2024

Kiểm tra thực tế tình hình hạn hán tại xã Ia Rvê và Ia Lốp

Chiều 22/4, Đoàn công tác UBND huyện do ông Ngô Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra thực tế tình hình hạn hán, thiếu nước sinh hoạt của người dân tại xã Ia Rvê và Ia Lốp để có giải pháp chỉ đạo, điều hành, kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn

ĐOÀN IA RVEÔng Ngô Văn Thắng-Phó chủ tịch UBND huyện đến kiểm tra thực tế tình hình hạn hán tại cánh đồng thôn 1, xã Ia Rvê

Tại xã Ia Rve, đoàn đã đến kiểm tra thực tế ở các cánh đồng và từng nhà dân ở thôn 1 và thôn 2, tại gia đình anh Bùi Hoàng Thưởng, thôn 2, Đoàn công tác chứng kiến cảnh gia đình anh Thưởng đang phải chắt chiu từng giọt nước do Đoàn kinh tế Quốc phòng 737 cung cấp cũng như gia đình chủ động đi chở nước từ các nơi khác về phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Trao đổi với đoàn công tác, anh Thưởng cho biết, gia đình anh có hơn 2ha xoài đã trồng được 5 năm, từ đầu năm 2024 đến nay, do nắng nóng, các giếng đào, giếng khoan trong thôn đều khô cạn, không có nước phục vụ sinh hoạt chứ chưa nói đến cung cấp nước tưới cho cây trồng. Do đó, 2ha xoài của gia đình anh có nguy cơ mất trắng, nhiều cây đang trong tình trạng khô héo, rụng trái và chết khô. Nếu hạn hán tiếp tục kéo dài thì vườn xoài của gia đình anh coi như phải chặt bỏ. Anh và bà con trong thôn chỉ biết “cầu trời” cho mưa xuống để cứu cây 

XOAIAnh Bùi Hoàng Thưởng, thôn 2, xã Ia Rvê bất lực nhìn vườn Xoài của gia đình đang chết khô vì hạn hán

Cũng chung số phận như vườn xoài nhà anh Thưởng, vườn cây ăn trái với diện tích 6 sào, chủ yếu trồng Bưởi và Quýt của ông Bùi Quang Tú-thôn 1, đang trong tình trạng héo lá dẫn đến chết cây, do không có nước tưới. Mặc dù Ông Tú đã chủ động khoan giếng để đảm bảo cung cấp nguồn nước tưới, tuy nhiên do nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, mực nước ngầm hạ thấp nên giếng khoan hiện tại trong tình trạng cạn khô.

BƯỞIVườn buởi trĩu quả của ông Bùi Quang Tú có nguy cơ mất trắng vì hạn hán

Không chỉ thiếu nước tưới cho cây trồng, người dân ở đây còn cho biết, gần một tháng nay, các giếng đào và giếng khoan trong thôn đang trong tình trạng cạn khô, không có nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống hàng ngày. Ngay tại thôn 2, các giếng khoan của trạm cấp nước sạch sinh hoạt do Đại sứ quán Nhật bản tại Việt Nam đầu tư xây dựng từ năm 2020 để phục nước sạch cho bà con trong thôn cũng đang trong tình trạng khô cạn.

HỒ KHÔHồ chứa nước tại thôn 1, xã Ia Rvê cạn trơ đáy

Đến kiểm tra nắm tình hình hạn hạn tại các hộ gia đình, Ông Ngô Văn Thắng-Phó chủ tịch UBND huyện động viên, chia sẻ với bà con cố gắng khắc phục khó khăn, đồng thời chỉ đạo xã Ia Rvê nhanh chóng rà soát, thống kê số hộ dân thiếu nước sinh hoạt và tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán báo cáo nhanh về Phòng NN&PTNT huyện để kịp thời có phương án ứng phó với tình hình hán hạn, trước mắt là hỗ trợ bà con nhân dân khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, về lâu dài, chính quyền xã Ia Rvê chủ động công tác phòng, chống hạn hán và chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng có thể xảy ra khi hạn hán kéo dài.

ĐOÀN KIỂM TRAĐoàn kiểm tra thực tế tại cánh đồng Thôn Chiềng, xã Ia Lốp

Tại xã Ia Lốp, qua kiểm tra thưc tế tại Thôn Chiềng, Thôn Trung, là 2 thôn thường xuyên thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất vào mùa khô, nhưng giờ đây, trái ngược hoàn toàn với sự khô hạn, thiếu nước sinh hoạt ở xã Ia Rvê, thì trên các cánh đồng ở thôn Chiềng, thôn Trung đã được phủ một màu xanh của mạ non, của những rẫy mỳ tươi tốt. Theo ông Đoàn Minh Thuận-Chủ tịch UBND xã cho biết: “toàn xã hiện có khoảng 300ha đất nông nghiệp hưởng lợi từ công trình thủy lợi Ia Mơr, nhờ hệ thống kênh được Nhà nước đầu tư dẫn nước tưới về tận các thôn, nên bà con nông dân xã chủ động hơn trong sản xuất. Trên các cánh đồng, nhiều diện tích sau khi thu hoạch xong vụ đông xuân, bà con nông dân xã Ia Lốp đã xuống giống sản xuất vụ tiếp theo, không còn phụ thuộc vào nước trời như trước đây nữa”.

LÚACó nguồn nước tưới đến tận nơi giúp bà con chủ động hơn trong sản xuất nông nghiệp

Hệ thống kênh dẫn nước từ công trình thủy lợi Ia Mơr phục vụ nước tưới cho 4000 ha đất canh tác tại xã Ia Lốp và một phần xã Ia Jlơi. Đầu năm 2020, ngay khi biết tin dự án được triển khai sẽ đưa nước tưới về cho vùng đất kho hạn này, bà con nhân dân  xã Ia Lốp rất vui mừng, phấn khởi và đồng thuận giao đất cho chủ đầu tư giải phóng mặt bằng góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình. Anh Nguyễn Hữu Nghĩa, thôn Trung, xã Ia lốp vui mừng cho biết: năm 2020 gia đình anh có 1,6 sào đất trồng nhãn, xoài đang cho thu hoạch bị thu hồi để xây dựng công trình, mặc dù bị thiệt hại về kinh tế và chưa nhận tiền đền bù nhưng Anh không chút do dự khi giao đất cho nhà đầu tư xây dựng công trình vì mục đích chung”. Được biết, ngoài gia đình anh Nghĩa, tại xã Ia Lốp đã có 354 hộ dân đồng thuận giao đất cho chủ đầu tư tiến hành xây dựng công trình, nhờ đó, tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng công trình được đẩy nhanh, đến cuối năm 2021 công trình hoàn thành và bắt đầu dẫn nước về phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân xã biên giới Ia Lốp. Giờ đây, chính bà con là người đang hưởng thành quả từ sự đầu tư của Nhà nước và một phần đóng góp của chính mình. 

MYCây Mỳ tại cánh đồng thôn Chiềng phát triển tươi tốt nhờ đảm bảo nguồn nước tưới

Ông Ngô Văn Thắng- Phó chủ tịch UBND huyện chia sẽ: Nhìn từ xã Ia Lốp để thấy được khi các công trình đầu tư của Nhà nước có sự chung sức, đồng lòng của người dân đóng vai trò hết sức quan trọng, mỗi người dân đồng thuận hy sinh phần nhỏ quyền, lợi ích riêng của mình vì mục đích chung thì mọi việc sẽ càng trở nên suôn sẻ và thành quả cuối cùng chính nhân dân là người được thụ hưởng. 

Hải Vân
In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready