J88 Km 88k: Trang Chủ

Thứ sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2024
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 24/04/2024

Đoàn Giám sát của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện giám sát các xã: Ia JLơi, Ea Rốk, thị trấn Ea Súp, Ea Lê và YaTờMốt.

Từ ngày 15/4/2024 đến ngày 19/4/2024, Đoàn Giám sát của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện do Bà Trần Ngọc Nhung- Trưởng Ban Pháp chế HĐND huyện, làm Trưởng đoàn, tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải trong lĩnh vực đất và hôn nhân gia đình trên địa bàn huyện tại các xã: IaJLơi, Ea Rốk, Thị trấn Ea Súp, Ea Lê và YaTờMốt.

Tại mỗi xã, Đoàn Giám sát trực tiếp làm việc với lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội của xã để nghe đại diện lãnh đạo xã báo cáo kết quả thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở trên lĩnh vực đất đai và hôn nhân gia đình tại địa phương từ 01/01/2022 đến 30/12/2023; nghiên cứu hồ sơ tài liệu, sổ theo dõi các hoạt động hòa giải; đồng thời trực tiếp nghe đại diện lãnh đạo xã thông tin về quá trình thực hiện các vụ việc hòa giải tại địa phương, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải và những yêu cầu, kiến nghị.

Doan giam sat Quang VP

Hình ảnh làm việc của đoàn tại xã Ya Tờ Mốt - Ea Súp

Qua giám sát cho thấy, công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay đã được luật hóa và quy định khá cụ thể, đặc biệt là các chế độ chính sách cho các hòa giải viên bước đầu được quan tâm và phân bổ kinh phí hằng năm cho công tác hòa giải. Công tác phối hợp hoà giải ở cơ sở giữa UBMTTQ Việt Nam với UBND xã được chú trọng, đồng thời lồng ghép hoạt động hòa giải trong các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân cư, đặc biệt là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... Việc triển khai thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần hạn chế vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế, góp phần hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp trong nhân dân. 

Tính đến thời điểm giám sát, các xã, thị trấn (được giám sát) đã triển khai và thực hiện đạt được một số kết quả nhất định, như: tổ chức 12 hội nghị triển khai phổ biến pháp luật; 30 buổi tuyên truyền Luật hòa giải ở cơ sở; 23 lớp tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho 2.056 lượt hòa giải viên; năm 2023 các xã, thị trấn đều tổ chức hội thi "Hòa giải viên giỏi" và tham gia hội thi cấp huyện; củng cố, kiện toàn Hội đồng tư vấn giải quyết đơn thư của xã và tổ hòa giải ở cơ sở với tổng số 67 tổ và 390 thành viên; tiếp nhận 143 vụ việc, đã tiến hành hoà giải thành 75 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành đạt 52,4%. Các vụ việc hòa giải ở cơ sở chủ yếu là tranh chấp đất đai, nhà ở, hôn nhân gia đình, mâu thuẫn tranh chấp nhỏ giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình và giữa các cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư.

Mặc dù các xã, thị trấn đã cơ bản thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, nhưng việc lập dự toán và nội dung chi cho công tác hòa giải ở cơ sở chưa thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT- BTC-BTP, ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp (nay là Thông tư: 56/2023/TT-BTC, ngày 18/8/2023 của Bộ Tài chính); Nghị quyết số 142/2014/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 của HĐND tỉnh Đăk Lăk. Bên cạnh đó, kinh phí cấp trên phân bổ hàng năm cho các xã, thị trấn còn hạn chế nên việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. 

Đoàn Giám sát đánh giá cao kết quả đã đạt được và đề nghị các xã, thị trấn sớm khắc phục những tồn tại hạn chế trong việc triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở nhất là trên lĩnh vực đất đai và hôn nhân gia đình; đồng thời ghi nhận và sẽ có văn bản kiến nghị với huyện cân đối ngân sách, bố trí nguồn cụ thể chi cho công tác hòa giải ở cơ sở để việc triển khai thực hiện Luật hòa giải và công tác hòa giải ở cơ sở đạt hiệu quả cao hơn.

Thanh Quảng - BPC
In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready