J88 Km 88k: Trang Chủ

Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 23/11/2023

Tuyên truyền phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh Tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi; bệnh gặp rải rác quanh năm, thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt, như: miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Từ đầu năm 2023 đến ngày 14/11/2023 huyện Ea Súp ghi nhận 124 trường hợp mắc tại 10/10 xã, thị trấn trong đó 01 trường hợp tử vong tại thôn Dự, xã Ia Lốp (trẻ 23 tháng tuổi, tử vong ngày 13/11/2023).

Những biểu hiện của bệnh tay- chân- miệng.

Trẻ mắc bệnh tay- chân- miệng sẽ có những  biểu hiện như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi nốt phỏng nước. Ban đầu có những chấm đỏ xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt, sau đó tiến triển thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét. Phỏng nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, lưỡi và mặt trong của má.

Bệnh tay- chân- miệng lây truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh, bệnh lây trực tiếp từ người sang người.

+ Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch tiết của các nốt phỏng nước bị vỡ.

+ Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch tiết của các nốt phòng nước bị vỡ.

+ Qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau hoặc đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… bị nhiễm viruts.

+ Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.                                                                                                                     Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh tay, chân, miệng nguy hiểm có nguy cơ bùng phát, đề nghị các hộ gia đình và toàn thể nhân dân thực hiện tốt một số khuyến cáo của Bộ y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, cụ thể như sau:

 Thực hiện 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay và chơi đồ chơi sạch.

 Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/ cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

 Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi), đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như: đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

 Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi nghờ mắc bệnh.

 Cách ly trẻ bị bệnh tại nhà; không cho trẻ đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên bị bệnh. Để các dụng cụ lau và tiệt trùng xa tầm tay với của trẻ.

 Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi trẻ mắc bệnh phải cho nghỉ học để cách ly tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Vệ sinh răng miệng và thân thể trẻ luôn sạch sẽ, không cậy vỡ nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh cho người khác.

Cần tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ, cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng dễ tiêu.

Không cho trẻ mút tay, không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bọng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu nghi ngờ để được khám và điều trị kịp thời.

Phòng văn hoá thông tin

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready