J88 Km 88k: Trang Chủ

Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 11/12/2023

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; ngành chăn nuôi đang phát triển nên việc lưu thông mua, bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật được mở rộng làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả...

 Từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn huyện xảy ra bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, tại 03 xã: Ea Lê, Ea Bung, Cư KBang; số thôn có dịch 03 thôn, 3 hộ có dịch số con bò, bê mắc bệnh phải tiêu hủy 03 con, trọng lượng 236 kg. Trong đó, Xã Ea Lê 01 con mắc bệnh tiêu hủy với trọng lượng 50kg; xã Ea Bung 01 con trọng lượng 70kg; xã Cư Kbang 01 con trọng lượng 116 kg, từ tháng 7/2023 đến nay không phát sinh thêm. Dịch tả lợn Châu Phi, từ đầu năm đến ngày 02/11/2023, đã xảy ra ở 06 xã và thị trấn (Ea Rốk, Ya TMốt. TT Ea Súp, Cư Mlan, Ea Bung, xã Cư KBang, xã Ea Lê). Toàn huyện: số thôn, buôn có dịch 21 thôn, với 33 hộ, số con lợn mắc bệnh đã tiêu hủy 153 con, Tổng trọng lượng 7.362kg. Trong đó: Xã Ea Rốk 03 thôn, 03 hộ số con mắc bệnh tiêu hủy 26 con = 710kg; xã YaTờ Mốt 02 thôn, 04 hộ con mắc bệnh tiêu hủy 16 con= 831kg; thị trấn Ea Súp 08 thôn, 10 hộ con mắc bệnh tiêu hủy 64 con = 2.473kg; xã Cư MLan 04 thôn, 07 hộ con mắc bệnh tiêu hủy 18 con = 1.705kg; xã Ea Bung 02 thôn, 05 hộ con mắc bệnh tiêu hủy 21 con = 874kg; xã Cư KBang 01 thôn, 03 hộ con mắc bệnh tiêu hủy 4 con = 421kg; xã Ea Lê 01 thôn, 01 hộ con mắc bệnh tiêu hủy 04 con = 348kg. Ngày 27 tháng 10 năm 2023, xã Ya Tờ Mốt 01 con bê (chết) do bệnh Lở mồm long móng đã tiến hành tiêu huỷ 01 con = 106kg.

phun thuôcPhun hoá chất tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh ở đàn gia súc gia cầm

Để chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới, đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân. Đề nghị các hộ gia đình phải tiêm phòng đối với từng loại gia súc, gia cầm như sau: Đối với đàn trâu, bò, tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng; bệnh viêm da nổi cục; Đối với đàn lợn, tiêm phòng bệnh dịch tả lợn, bệnh tụ huyết trùng; lợn nái, lợn đực giống tiêm phòng bệnh lở mồm long móng; đàn gà tiêm phòng bệnh Niu cát xơn, bệnh cúm gia cầm; đàn vịt, tiêm phòng bệnh dịch tả vịt, bệnh tụ huyết trùng gia cầm; đàn chó mèo, tiêm phòng bệnh dại.

Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa ngừng lưu thông, vậy sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại.

Ngoài việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm thì các hộ chăn nuôi cần chú ý vệ sinh chuồng trại, có thể nói đây là biện pháp tuy đơn giản nhưng thực tế người chăn nuôi chưa chú trọng và thật sự quan tâm. Biện pháp này có tác dụng rất quan trọng nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển. Hai công đoạn cần làm trong vệ sinh chuồng trại và phun thuốc sát trùng. Quét dọn rửa chuồng, khơi thông cống rãnh không để ứ nước đọng (lưu ý hai khâu này cần được làm hàng ngày). Sau khi vệ sinh chuồng trại xong phun thuốc sát trùng, một số loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao, an toàn như: I odine 10%, HanIodione, Benkocid, Hanlusep. Việc phun phòng tốt nhất là phun định kỳ, diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Đối với các hộ còn nuôi ở trong gia đình cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu dân cư, tốt nhất cần có hệ thống bioga để bảo vệ môi trường chăn nuôi cũng như môi trường công cộng.

Đảm bảo dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng, khi thực hiện tốt sẽ nâng cao sức đề kháng cho con vật. Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin để giúp cho con vật nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn mầm bệnh. Đảm bảo đủ nước uống cho vật nuôi.

Thường xuyên kiểm tra đàn vật nuôi, khi phát hiện con vật không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm...) cần tách nuôi nhốt riêng để theo dõi, kiểm tra, nếu không thấy tiến triển tốt cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực.

Với gia súc gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này sang nơi khác cần chú ý đảm bảo các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh trên sẽ đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc gia cầm nhất là trong giai đoạn chuyển giao mùa như hiện nay.

Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; Chủ động theo dõi lịch tiêm phòng của các xóm để hỗ trợ bắt giữ gia súc, gia cầm phục vụ tiêm phòng bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định. 

Phòng văn hoá thông tin

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready