J88 Km 88k: Trang Chủ

Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 26/01/2024

cảnh giác và xử lý nghiêm "tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội"

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng là môi trường để những kẻ xấu lợi dụng tán phát tin giả, tin đồn thất thiệt, gây ảnh hưởng không tốt đến cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi quốc gia.

Những năm gần đây, các thế lực thù địch ngày càng ra sức tận dụng mạng xã hội để nhằm thực hiện mưu đồ chính trị bằng cách tung tin xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, gây chia rẽ trong nội bộ Đảng, gây hoang mang, bất mãn trong nhân dân. Việc này được thực hiện ngày càng bài bản hơn, mưu mô thâm hiểm hơn, có phân công kẻ tung, người hứng, có phối hợp giữa người ở nước ngoài và người trong nước. Trong khi có không ít người dùng mạng xã hội thiếu kỹ năng chọn lọc thông tin, hứng thú với những thông tin giật gân, vô tư like, chia sẻ và bình luận những thông tin trên mà không cần kiểm chứng,… vô hình chung tiếp sức cho những kẻ xấu thực hiện âm mưu thâm độc trên mạng xã hội. 

Tin giả, xấu, độc khi được tán phát lên mạng xã hội sẽ lan truyền rất nhanh. Để hạn chế các thông tin bịa đặt, sai sự thật, giật gân, câu “view” làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…, ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, mỗi cư dân mạng hãy thận trọng trước những thông tin trên mạng xã hội. Trước khi “like”, "chia sẻ" hay "bình luận" một vấn đề, hãy cân nhắc kỹ lưỡng để không vô tình tiếp tay cho những kẻ xấu.

Mỗi công dân khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình đăng tải, cũng như tỉnh táo khi tiếp nhận, chia sẻ các thông tin để hạn chế thấp nhất những vi phạm có thể mắc phải, nếu không sẽ vô tình tiếp tay cho các đối tượng xấu, phản động lợi dụng các thông sai sự thật do mình đăng tải, chia sẻ để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Mỗi người dân hãy trở thành một công dân gương mẫu và có trách nhiệm trên không gian mạng.

Người tung tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Việc tung tin thất thiệt, nhất là thông tin xấu độc, gây hoang mang dư luận xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất, mức độ, động cơ của hành vi, hậu quả của việc tung tin thất thiệt… các đối tượng tung tin sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự. 

Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về việc vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Mạng xã hội giúp con người xóa đi khoảng cách về địa lý, tự do chia sẻ thông tin, suy nghĩ, cảm xúc của mình… nhưng đây cũng là môi trường thuận lợi để kẻ xấu thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có việc tung tin bịa đặt, bôi nhọ, vu khống danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức, ảnh hưởng xấu đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Những thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí là tin bịa đặt, sai sự thật… khi được lan truyền và phát tán trên mạng xã hội không chỉ gây tâm lý hoang mang, hoài nghi cho người đọc mà còn gây thiệt hại cả về uy tín và vật chất cho các tổ chức, cá nhân, lợi ích quôc gia, dân tộc. Nhiều vụ việc đã được cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc. 

Do đó, khi tham gia mạng xã hội, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với cộng đồng và chịu trách nhiệm về thông tin mình đăng tải. Người tiếp nhận cần tỉnh táo trước các thông tin, có sự phân tích, đánh giá, cân nhắc cẩn thận, để không trở thành “con rối” bị kẻ xấu “giật dây”.

Phương Khánh Giang-Ban tuyên giáo huyện uỷ

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready